Nhà văn người Nga Prisvin cũng từng đưa ra suy nghĩ: “Phải ước mơ mơ nhiều hơn nữa, ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.” Nhưng đồng thời ngạn ngữ cũng có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho ta ước vọng quá nhiều.”
Ngạn ngữ “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.” nói về ngắn ngủi nên mỗi người không đủ thời gian thực hiện nhiểu mơ ước, mong muốn, nhất là những mơ ước, mong muốn xa rời thực tế. Song nhà văn Nga M. Pris-yin lại cho rằng: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”. Câu nói của nhà văn Nga khuyến khích con người cần mơ ước nhiều hơn, khao khát mãnh liệt hơn để biến những điều mơ ước thành hiện thực. Hai ý kiến tuy trái ngược nhau song đều đưa ra những lời khuyên bổ ích, giúp con người có những định hướng đúng đắn trong cuộc sống vốn dĩ nhiều khó khăn và phức tạp. Nếu không biết mơ ước, không có những ước mơ cao xa, con người không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu. Tuy nhiên, không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khạo mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực, vì có những ước mơ viển vông, lãng mạn, xa rời thực tế khiến con người dễ bị rơi vào ảo tưởng, thất vọng. Bài học rút ra là cẩn phải có những hành động tích cực để biến ước mơ thành hiện thực, phải nỗ lực hết mình để thành công. Đồng thời, luôn tự tin vào năng lực của bản thân để tránh những biểu hiện của tư tưởng an phận và mơ ước viển vông, xa rời thực tế.
Chính vì phải mất nhiều công sức, xương máu và thời gian để đạt được nên giấc mơ mới luôn lung linh như thế. Hãy thực hiện ước mở của mình trước khi không thể, để ta sẽ không nằm trên giường với thân thể đã già cỗi mà tâm hồn thì luôn rạo rực một nỗi niềm tiếc nuối, khát vọng vì ước mơ thuở đầu còn dở dang.