II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam.
[Lược một đoạn: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên, khi được ra thành phố học tập và làm việc, trong suốt sáu năm, anh chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ, không báo tin mình đã lấy vợ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, không để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra. Khi bất đắc dĩ có việc phải về nhà, anh mới có dịp gặp lại mẹ…].
Khi vào đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng người. Cái nhà cũ vẫn như trước, không thay đổi, chỉ có sụp thấp hơn một chút và mái gianh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân rồi đẩy cái liếp bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiếng gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy, thong thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ đã già đi nhiều, nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kỹ như mấy năm về trước. Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt:
– Con đã về đấy ư?
– Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? – Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng được.
– Bà ở đây một mình thôi à?
Bà cụ cảm động đến nỗi không nói được. Một lát bà mới ấp úng:
– Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi.
– Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác Cả không?
Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng.
– Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi.
– Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ, đáp:
– Đã lấy ai đâu. Con bé dở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy.
Bà cụ yên lặng một lát.
– Thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy.
Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người. Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi:
– Năm ngoái bác Cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ cậu đã khỏe hẳn chưa?
Tâm nhìn ra ngoài đáp:
– Như thường rồi.
Rồi muốn nói sang chuyện khác, Tâm hỏi:
– Ở làng có việc gì lạ không?
Bà cụ trả lời:
– Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng được có con Trinh sang đây với tôi nên cũng đỡ buồn. Nó thường vẫn làm giúp tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm. [….]
Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể những công việc và cách làm ăn ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác Cả Sinh lấy vợ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở thôn quê với đời của chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả. Câu chuyện nhạt dần. Những câu hỏi và sự săn sóc của bà cụ về công việc của chàng chỉ làm cho Tâm khó chịu. Chàng trả lời qua loa lấy lệ. Nghĩ đến vợ đợi, Tâm vội vàng đứng dậy. Bà cụ nhìn theo khẩn khoản:
– Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra.
– Thôi, bà để tôi về. Độ này bận công việc lắm.
Tâm lại an ủi:
– Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về.
Rồi Tâm mở ví lấy ra bốn tấm giấy bạc 5 đồng đưa cho mẹ. Tâm hơi kiêu ngạo, trước mặt cô Trinh, chàng nói:
– Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho.
Bà cụ run run đỡ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt. Tâm làm như không thấy gì, vội vàng bước ra. [….]
(Trích Trở về, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2004, tr.24-27)
* Chú thích: Thạch Lam là cây bút xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đoàn. Ông sinh năm 1910 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân, bút danh Thạch Lam. Tác phẩm hướng về đời sống bình dị, tình cảm nghiêng về người nghèo, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Lối viết trữ tình hướng nội, khơi sâu vào đời sống bên trong với những rung động và cảm giác tế vi.
Đoạn thơ gợi lên một thông điệp sâu sắc về giá trị của thời gian và tình cảm gia đình. Lời thơ như lời nhắn nhủ, khơi dậy ý thức trân trọng từng khoảnh khắc bên người thân, đặc biệt là mẹ - biểu tượng của tình yêu vô điều kiện. Câu thơ “Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết” như nhắc nhở chúng ta đừng để những cơ hội yêu thương vuột qua. Cuộc đời vốn dĩ “rất mau qua,” mùa thu của thời gian chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi, và tình cảm gia đình cần được vun đắp trước khi những điều quý giá trở thành quá khứ. Hình ảnh “Tuyết ngập trời... mà chả thấy ai thưa” là biểu tượng của sự mất mát và nuối tiếc, khi ta nhận ra đã quá muộn để bày tỏ yêu thương. Thông qua đó, đoạn thơ không chỉ khắc họa sự vô thường của cuộc đời mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của việc sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn trong hiện tại. Nó thức tỉnh mỗi người, đặc biệt trong guồng quay vội vã của cuộc sống, hãy dành thời gian cho những giá trị cốt lõi - gia đình và những người ta yêu quyys.