K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1

dòng điện tiêu thu của máy lạnh là: 900 : 220 ≈ 4,09 (A)

dòng điện tiêu thu của quạt treo tường là: 50 : 220 ≈ 0,23 (A)

dòng điện tiêu thu của đèn ngủ là: 10 : 220 ≈ 0,05 (A)

tổng dòng điện tiêu thụ: 4,09 + 0,23 + 0,05 = 4,37 (A)

21 tháng 1

Cấu tạo cơ bản của đồng hồ vạn năng Đồng hồ vạn năng (hay còn gọi là đồng hồ đa năng) là một thiết bị đo lường dùng để đo nhiều đại lượng điện khác nhau như điện áp, dòng điện, điện trở, và một số đại lượng khác. Cấu tạo cơ bản của một đồng hồ vạn năng bao gồm các bộ phận sau: Màn hình hiển thị: Đây là phần hiển thị kết quả đo, có thể là đồng hồ kim (analog) hoặc màn hình số (digital). Màn hình hiển thị giúp người sử dụng dễ dàng đọc được kết quả đo. Kim chỉ thị (ở đồng hồ vạn năng analog): Đây là một thanh kim dùng để chỉ vào một dãy chia trên mặt đồng hồ, thể hiện giá trị đo được. Đối với đồng hồ vạn năng số, bộ phận này sẽ được thay thế bằng một màn hình LCD hoặc LED. Công tắc chọn thang đo (Dial hoặc Selector switch): Là phần điều khiển để chọn chế độ đo và thang đo phù hợp. Người dùng có thể chọn đo điện áp (V), dòng điện (A), điện trở (Ω), hoặc các chế độ đo khác. Cổng đo (Jack): Là các cổng nối tiếp với các đầu dây đo (thường có 3 cổng: cổng đo điện áp và điện trở, cổng đo dòng điện, và cổng chung GND). Các đầu dây đo: Thường bao gồm hai dây đo: một đầu có màu đỏ (dùng để đo điện áp/dòng điện dương) và một đầu có màu đen (dùng làm cực âm hoặc cực chung). Mạch đo: Các mạch bên trong đồng hồ vạn năng giúp đo và chuyển đổi các tín hiệu thành các giá trị có thể đọc được. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo một đại lượng điện Để đo một đại lượng điện, bạn cần làm theo các bước sau: 1. Đo điện áp (Voltage) Cách thực hiện: Chọn thang đo điện áp (V) trên công tắc chọn thang đo. Cắm đầu đo đỏ vào cổng có ký hiệu "V" và đầu đo đen vào cổng chung (GND). Đặt đầu đo vào hai điểm của mạch mà bạn muốn đo điện áp. Đầu đo đỏ chạm vào điểm có điện áp cao hơn và đầu đo đen vào điểm có điện áp thấp hơn (hoặc đất). Đọc giá trị điện áp trên màn hình của đồng hồ. Lưu ý: Khi đo điện áp, đồng hồ cần kết nối song song với mạch đo. 2. Đo dòng điện (Current) Cách thực hiện: Chọn thang đo dòng điện (A) trên công tắc chọn thang đo. Cắm đầu đo đỏ vào cổng có ký hiệu "A" (dòng điện) và đầu đo đen vào cổng chung (GND). Đặt đồng hồ nối tiếp với mạch mà bạn muốn đo dòng điện. Cả mạch phải được cắt để dòng điện đi qua đồng hồ vạn năng. Đọc giá trị dòng điện trên màn hình của đồng hồ. Lưu ý: Khi đo dòng điện, đồng hồ cần kết nối theo kiểu nối tiếp với mạch. 3. Đo điện trở (Resistance) Cách thực hiện: Chọn thang đo điện trở (Ω) trên công tắc chọn thang đo. Cắm đầu đo đỏ vào cổng có ký hiệu "Ω" và đầu đo đen vào cổng chung (GND). Đặt hai đầu đo vào hai đầu của điện trở cần đo. Đọc giá trị điện trở trên màn hình của đồng hồ. Lưu ý: Khi đo điện trở, bạn cần đảm bảo mạch không có nguồn điện hoạt động, vì việc đo điện trở trên mạch có điện có thể gây sai số hoặc hư hại đồng hồ. 4. Kiểm tra tiếp xúc (Continuity check) Cách thực hiện: Chọn chế độ kiểm tra tiếp xúc (continuity), có thể được ký hiệu bằng biểu tượng sóng âm hoặc ký hiệu tương tự. Cắm đầu đo vào cổng thích hợp. Đặt đầu đo vào hai điểm mà bạn muốn kiểm tra. Nếu hai điểm này có nối tiếp tốt (không bị đứt đoạn), đồng hồ sẽ phát ra âm thanh hoặc hiển thị tín hiệu tương ứng. Lưu ý: Chế độ này rất hữu ích để kiểm tra dây dẫn hay mạch điện bị đứt. Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng: Luôn chọn đúng thang đo trước khi sử dụng. Kiểm tra kết nối dây đo trước khi thực hiện đo. Không đo điện áp vào chế độ đo điện trở và ngược lại. Đảm bảo mạch không có dòng điện khi đo điện trở. Khi đo dòng điện, cần phải ngắt mạch và nối đồng hồ vào mạch sao cho dòng điện đi qua đồng hồ.

18 tháng 1

Bước 1: Phân loại quần áo trắng và quần áo màu

Bước 2: Đọc nhãn quần áo

Bước 3: Kiểm tra, lấy vật dụng trong túi áo, quần

Bước 4: Pha bột giặt vào nước

Bước 5: Ngâm quần áo khoảng 15 - 20 phút

Bước 6: Vò, giặt kĩ các chỗ bẩn

Bước 7: Xả nước nhiều lần để làm sạch xà phòng

Bước 8: Vắt bớt nước trên quần áo


Tác dụng của việc giặt quần áo:

- Giúp cho quần áo trở nên sạch sẽ hơn, hạn chế các vết bẩn

- Ngăn ngừa sự phát khiển của các loại vi khuẩn/ vi rút/ nấm liên quan đến da.

- Giúp chúng ta có cảm giác thoải mái khi mặc quần áo đã giặt hơn quần áo bẩn lâu ngày.

15 tháng 1

cho mình hỏi ren là j vậy bạn

15 tháng 1

Nè bạn ơi

DT
8 tháng 1

Bước 1: Truy cập phần mềm PhET:

Bước 2: Mở mô phỏng "Circuit Construction Kit": Nhấp vào liên kết hoặc biểu tượng của "Circuit Construction Kit (DC Only)" để mở mô phỏng.

Bước 3: Xây dựng mạch điện:

- Sử dụng các công cụ trong mô phỏng để xây dựng mạch điện gồm nguồn điện, điện trở và các dây nối.

- Kết nối mạch điện sao cho điện trở nằm giữa hai đầu mà em muốn đo điện áp.

Bước 4: Đo điện áp:

- Sử dụng công cụ đo điện áp trong mô phỏng để đo điện áp giữa hai đầu điện trở.

- Kết quả đo điện áp sẽ hiển thị trên màn hình mô phỏng.

Câu 1: Quá trình sản xuất cơ khí bao gồm các bước chính nào? A. Chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản.   B. Sản xuất phôi, chế tạo cơ khí và bảo quản. C. Sản xuất phôi, chế tạo cơ khí, đóng gói.               D. Sản xuất phôi, chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản. Câu 2: Đâu là phương pháp để sản xuất trục bậc? A. Tiện               B. Dập tấm...
Đọc tiếp

Câu 1: Quá trình sản xuất cơ khí bao gồm các bước chính nào?

A. Chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản.  

B. Sản xuất phôi, chế tạo cơ khí và bảo quản.

C. Sản xuất phôi, chế tạo cơ khí, đóng gói.              

D. Sản xuất phôi, chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản.

Câu 2: Đâu là phương pháp để sản xuất trục bậc?

A. Tiện               B. Dập tấm                                  C. Đúc                               D. Phay

Câu 3: Chế tạo cơ khí gồm những bước nào?

A. Chuẩn bị chế tạo, gia công chi tiết, lắp ráp các chi tiết, kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm.

B. Gia công chi tiết, lắp ráp các chi tiết, kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm.

C. Lập quy trình chế tạo, chuẩn bị chế tạo, gia công chi tiết, lắp ráp các chi tiết, kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm.

D. lập quy trình chế tạo, chuẩn bị chế tạo, gia công chi tiết, lắp ráp các chi tiết, hoàn thiện sản phẩm.

Câu 4: Công việc nào của robot được miêu tả say đây?

Được trang bị các cảm biến nhận diện hình ảnh để xác định dùng dạng loại chi tiết và thực hiện nhiệm vụ thích hợp đối với nó.

A. Kiểm tra            B. Lắp ráp              C. Vận chuyển             D. Gia công và xử lí bề mặt

Câu 5: Đâu không phải tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trong tự động hoá quá trình sản xuất?

A. Bảo vệ con người khỏi những tai nạn trong sản xuất     B.Nâng cao tính linh hoạt của quá trình sản xuất.

C. Giám sát, điều chỉnh và cải tiến quy trình sản xuất        D. Giảm chi phí sản xuất

Câu 6: Đâu không phải biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí?

A. Trang bị đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động để người lao động biết và đề phòng

B. Nhà xưởng phải có cửa sổ hoặc cửa trời để thông gió và chiếu sáng tự nhiên.  

C. Người lao động cần thực hiện nghiên tíc quy định an toàn lao động.

D. Trang bị thiết bị máy móc hiện đại, linh hoạt

Câu 7: Hoạt động dưới đây mô tả công việc nào của robot công nghiệp?

Nếu đạt yêu cầu, chi tiết sau gia công được xếp vào thùng thành phẩm. Ngược lại, chi tiết bị đưa vào thùng phế phẩm.

A. Gia công             B. Kiểm tra          C. Xử lí bề mặt                    D. Lắp ráp

Câu 8: Đâu không phải dạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí?

A. Khí thải            B. Bụi             C. Chất dư lượng thực vật            D. Chất thải rắn

Câu 9: Sản xuất phôi gồm các bước nào?

A. Khai thác quặng, luyện kim, chế tạo phôi.         B. Luyện kim, chế tạo phôi.

C. Khai thác quặng, chế tạo phôi.                            D. Khai thác quặng, luyện kim.

Câu 10: Gia công cắt gọt, lắp ráp sản phẩm thuộc bước nào?

A. Chế tạo cơ khí                                                      B. Gia công cơ khí                  

C. Lắp ráp cơ khí                                                       D. Thiết kế cơ khí

 

0