K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Tìm những từ ngữ cho thấy thái độ của người đi đường với người đàn bà bán ngô nướng. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ:  Người đi qua thờ ơ Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Tìm những từ ngữ cho thấy thái độ của người đi đường với người đàn bà bán ngô nướng.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ: 

Người đi qua thờ ơ
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con

Câu 4. Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. 

Câu 5. Nêu một thông điệp anh/chị rút ra sau khi đọc bài thơ và lí giải. 

Bài đọc:

         Những người đàn bà bán ngô nướng

Những người đàn bà bán ngô nướng
Bày số phận mình bên đường
Những nhem nhuốc bên ngoài che dấu
Bao ngọt lành, nóng hổi bên trong

Người đi qua thờ ơ
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con

Tôi ngồi xuống hai bàn tay ấp ủ
Một tuổi thơ lam lũ ruộng bùn
Cắn vào kí ức
Từng hạt ngô rơi
         Những kỉ niệm lon ton
Những hạt ngô - những giọt lệ của mẹ
Những mắt tròn xoe đói khát em thơ
Không dám cắn nữa
            áp bắp ngô lên má
Hình như là nồng ráp ổ rơm?
Hình như là bờ vai cha mằn mặn
Che gió mùa, ấp ủ… nửa đêm…
Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa
Xoay những mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm!

         (Nguyễn Đức Hạnh, trích Khoảng lặng, NXB Đại học Thái Nguyên, 2016, tr.107-108)

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                                CA SỢI CHỈ                        Mẹ tôi là một đoá hoa,                Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.                        Xưa tôi yếu ớt vô cùng,                Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.                        Khi tôi đã thành chỉ rồi,                Cũng còn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                               CA SỢI CHỈ

                       Mẹ tôi là một đoá hoa,

               Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.

                       Xưa tôi yếu ớt vô cùng,

               Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.

                       Khi tôi đã thành chỉ rồi,

               Cũng còn yếu lắm, ăn ngồi không ngon,

                       Mạnh gì sợi chỉ con con,

               Khôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng!

                       Càng dài lại càng mỏng manh,

               Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng!

                       Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

               Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                       Dệt nên tấm vải mỹ miều,

               Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.

                       Đố ai bứt xé cho ra,

               Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

                       Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,

               Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.

                       Yêu nhau xin nhớ lời nhau,

               Việt Minh hội ấy mau mau phải vào.

(Thơ Hồ Chí Minh, Cảnh Nguyên và Hồ Văn Sơn biên soạn, trang 73)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2 (0.5 điểm): Nhân vật “tôi” trong bài thơ đã trở thành sợi chỉ từ vật gì?

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

                       Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

               Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                       Dệt nên tấm vải mỹ miều,

               Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.

                       Đố ai bứt xé cho ra,

               Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

Câu 4 (1.0 điểm): Sợi chỉ có những đặc tính nào? Theo anh/chị, sức mạnh của sợi chỉ nằm ở đâu?

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                                 TỰ MIỄN                         (Tự khuyên mình) Phiên âm:                Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh,                Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;                Tai ương bả ngã lai đoàn luyện,                Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương. Dịch nghĩa:              ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                                TỰ MIỄN

                        (Tự khuyên mình)

Phiên âm:

               Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh,

               Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;

               Tai ương bả ngã lai đoàn luyện,

               Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương.

Dịch nghĩa:

               Không có cảnh mùa đông tiêu điều rét mướt,

               Sẽ không có mùa xuân ấm áp huy hoàng;

               Tai ương rèn luyện ta,

               Khiến cho tinh thần ta càng thêm hăng hái.

Dịch thơ:

                     Ví không có cảnh đông tàn,

               Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;

                     Nghĩ mình trong bước gian truân,

               Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

(Thơ Hồ Chí Minh, Cảnh Nguyên và Hồ Văn Sơn biên soạn, trang 380-381)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh,

Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;

Câu 4 (1.0 điểm): Tai ương vốn là những điều tiêu cực, song trong bài thơ này, đối với nhân vật trữ tình, tai ương có ý nghĩa gì?

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: NÊN BỊ GAI ĐÂM          (1) Núi lửa nào hay mình làm đau trái đất. Sóng thần nào hay mình làm đau những đại dương. Bão tố nào hay mình làm đau những cánh rừng. Đá ghềnh nào hay mình làm tổn thương những dòng suối. Mỏ neo níu giữ con thuyền đâu hay đã làm rách tướp những lòng sông.          (2) Trái rụng đâu hay mình làm đau lòng vườn....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NÊN BỊ GAI ĐÂM

         (1) Núi lửa nào hay mình làm đau trái đất. Sóng thần nào hay mình làm đau những đại dương. Bão tố nào hay mình làm đau những cánh rừng. Đá ghềnh nào hay mình làm tổn thương những dòng suối. Mỏ neo níu giữ con thuyền đâu hay đã làm rách tướp những lòng sông.

         (2) Trái rụng đâu hay mình làm đau lòng vườn. Nắng chói đâu hay mình làm đau những giọt sương đậu hờ trên mép lá. Bụi bay đâu hay mình làm đau những làn hương. Con ong đâu hay tiếng đập cánh vụng về làm giật mình nụ hoa út ít. Lá rơi nào hay mình làm tổn thương giấc mơ của cánh chuồn kim thiêm thiếp sau ngọn cỏ góc ao.

         (3) Tiếng chuông rền làm tổn thương hoàng hôn. Bước chân mau làm tổn thương những con đường. Gót giày khua làm tổn thương lối ngõ. Nếp áo nhàu làm tổn thương bao ấp iu của gió. Vệt lá lăn làm tổn thương thảm rêu nhung ẩm ướt bên thềm.

         (4) Ngòi bút sắc làm đau trang giấy. Nét mực hoen làm đau con chữ gầy. Câu thơ suông làm tổn thương ánh đèn tri kỉ. Giọng ca trơn làm tổn thương điệu nhạc say đắm. Ngón tay bấm bâng quơ làm tổn thương bao âm giai ẩn trong mỗi phím đàn.

         (5) Lần lỗi hẹn làm đau điểm hẹn. Cái bắt tay ơ hờ làm đau nhịp tim sâu. Nụ cười tắt mau làm tổn thương những thắc thỏm mong cầu. Tiếng thở dài làm tổn thương ánh nhìn ngân ngấn. Thoáng chau mày làm đau giọt mồ hôi lau vội lúc cuối ngày.

         (6) Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh…

         (7) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa…

         (8) Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.

(Chu Văn Sơn)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 (0.5 điểm): Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong (7).

Câu 4 (1.0 điểm): Trong câu văn: “Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.” Vì sao tác giả lại nói “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm”? 

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?

0
Câu 1 (2.0 điểm):           Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích đoạn thơ sau để thấy sự biến đổi của quê hương trước và sau chiến tranh.                        BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG                        Bên kia sông Đuống                        Quê hương ta lúa nếp thơm nồng                        Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong                  ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2.0 điểm):

          Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích đoạn thơ sau để thấy sự biến đổi của quê hương trước và sau chiến tranh.

                       BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG

                       Bên kia sông Đuống

                       Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

                       Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

                       Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

                       Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

                       Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

                       Ruộng ta khô

                       Nhà ta cháy

                       Chó ngộ một đàn

                       Lưỡi dài lê sắc máu

                       Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

                       Mẹ con đàn lợn âm dương

                       Chia lìa trăm ngả

                       Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

                       Bây giờ tan tác về đâu?

(Hoàng Cầm)

Câu 2 (4.0 điểm):

          Viết một bài văn có dung lượng khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề con người nên biết yêu thương vạn vật.

 

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh gợi tả âm thanh trong văn bản. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: Tôi cựa mình như búp non mở lá.  Câu 4. Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nghe âm thanh Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ và và tiếng gọi, tiếng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh gợi tả âm thanh trong văn bản.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: Tôi cựa mình như búp non mở lá. 

Câu 4. Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nghe âm thanh Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ và và tiếng gọi, tiếng cười khúc khích lúc ban mai. 

Câu 5. Trình bày một thông điệp ý nghĩa mà anh/chị rút ra từ văn bản và lí giải (khoảng 5 - 7 dòng). 

Bài đọc:

                                  BAN MAI

                                                (Nguyễn Quang Thiều) 

Bóng tối đêm dần sáng như một con mèo nhung khổng lồ 
bước đi uyển chuyển
Cái đuôi mềm của nó chạm vào tôi làm tôi tỉnh giấc
Tôi cựa mình như búp non mở lá
Ý nghĩ mỉm cười trong vắt trước ban mai

Những xôn xao lùa qua hơi ẩm
Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mờ sương
Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm
Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng

Ơi… ơi…ơi, những con đường thân thuộc
Như những ngón tay người yêu lùa mãi vào chân tóc
Ai gọi đấy, ai đang cười khúc khích
Tôi lách mình qua khe cửa, ơi… ơi…

Người nông dân bế tôi lên và đặt vào thùng xe
Dưới vành nón của người cất lên trầm trầm giọng hát
Như tiếng lúa khô chảy vào trong cót
Như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày

Chiếc bánh xe trâu một nửa đã qua đêm
Một nửa thùng cỏ tươi còn trong bóng tối
Và sau tiếng huầy ơ như tiếng người chợt thức 
Những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình

                      (Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 13 - 14)​

0
19 tháng 1

dài v cô?

20 tháng 1

dài quá ko muốn làm