K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:         Từ ngày muôn dặm phù tang(1), Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.        Vội sang vườn Thúy(2) dò la, Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.        Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa. Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời…        Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông(3).        Sập sè én...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

       Từ ngày muôn dặm phù tang(1),

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.

       Vội sang vườn Thúy(2) dò la,

Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.

       Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa.

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời…

       Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông(3).

       Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

       Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

       Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

       Láng giềng có kẻ sang chơi,

Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.

       Hỏi ông, ông mắc tụng đình(4),

Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha.

       Hỏi nhà, nhà đã dời xa,

Hỏi chàng Vương, cùng với là Thúy Vân.

       Đều là sa sút khó khăn,

May thuê, viết mướn, kiếm ăn lần hồi.

       Điều đâu sét đánh lưng trời,

Thoắt nghe, chàng thoắt rụng rời xiết bao!

       Vội han di trú(5) nơi nào?

Đánh đường, chàng mới tìm vào tận nơi.

       Nhà tranh, vách đất tả tơi,

Lau treo rèm nát, trúc cài phên thưa.

       Một sân đất cỏ dầm mưa,

Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn người!

       Đánh liều lên tiếng ngoài tường,

Chàng Vương nghe tiếng, vội vàng chạy ra.

       Dắt tay vội rước vào nhà,

Mái sau, viên ngoại ông bà ra ngay.

       Khóc than kể hết niềm tây:

“Chàng ôi, biết nỗi nước này cho chưa?

       Kiều nhi phận mỏng như tờ,

Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!

       Gặp cơn gia biến lạ đường,

Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.

       Dùng dằng khi bước chân ra,

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.

       Trót lời hẹn với lang quân,

Mượn con em nó Thúy Vân thay lời.

       Gọi là trả chút nghĩa người,

Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên.”

        […] Ông bà càng nói càng đau,

Chàng càng nghe nói, càng rầu như dưa.

       Vật mình vẫy gió, tuôn mưa,

Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai!

                   (Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Nhà xuất bản Trẻ, 2015)

Chú thích: 

(1) Phù tang: Chịu tang.

(2) Vườn Thúy: Nơi Kim Trọng từng trọ học, cũng là nơi Kim – Kiều cùng nhau tình tự, thề nguyền.

(3) Hoa đào… gió đông: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong đó câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (nghĩa là: “Mặt người không biết đi đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ).

(4) Tụng đình: Sân xử kiện, nơi xử kiện. Ở đây dùng với nghĩa chỉ việc kiện cáo.

(5) Han: Hỏi, di trú: Dời đi nơi khác.

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Câu 2. Văn bản là ngôn ngữ của ai?

Câu 3. Tóm tắt lại văn bản theo các sự kiện chính trong văn bản.

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”?

Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích:

        Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

       Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:         Từ ngày muôn dặm phù tang(1), Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.        Vội sang vườn Thúy(2) dò la, Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.        Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa. Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời…        Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông(3).        Sập sè én...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

       Từ ngày muôn dặm phù tang(1),

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.

       Vội sang vườn Thúy(2) dò la,

Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.

       Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa.

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời…

       Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông(3).

       Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

       Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

       Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

       Láng giềng có kẻ sang chơi,

Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.

       Hỏi ông, ông mắc tụng đình(4),

Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha.

       Hỏi nhà, nhà đã dời xa,

Hỏi chàng Vương, cùng với là Thúy Vân.

       Đều là sa sút khó khăn,

May thuê, viết mướn, kiếm ăn lần hồi.

       Điều đâu sét đánh lưng trời,

Thoắt nghe, chàng thoắt rụng rời xiết bao!

       Vội han di trú(5) nơi nào?

Đánh đường, chàng mới tìm vào tận nơi.

       Nhà tranh, vách đất tả tơi,

Lau treo rèm nát, trúc cài phên thưa.

       Một sân đất cỏ dầm mưa,

Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn người!

       Đánh liều lên tiếng ngoài tường,

Chàng Vương nghe tiếng, vội vàng chạy ra.

       Dắt tay vội rước vào nhà,

Mái sau, viên ngoại ông bà ra ngay.

       Khóc than kể hết niềm tây:

“Chàng ôi, biết nỗi nước này cho chưa?

       Kiều nhi phận mỏng như tờ,

Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!

       Gặp cơn gia biến lạ đường,

Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.

       Dùng dằng khi bước chân ra,

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.

       Trót lời hẹn với lang quân,

Mượn con em nó Thúy Vân thay lời.

       Gọi là trả chút nghĩa người,

Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên.”

        […] Ông bà càng nói càng đau,

Chàng càng nghe nói, càng rầu như dưa.

       Vật mình vẫy gió, tuôn mưa,

Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai!

                   (Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Nhà xuất bản Trẻ, 2015)

Chú thích: 

(1) Phù tang: Chịu tang.

(2) Vườn Thúy: Nơi Kim Trọng từng trọ học, cũng là nơi Kim – Kiều cùng nhau tình tự, thề nguyền.

(3) Hoa đào… gió đông: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong đó câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (nghĩa là: “Mặt người không biết đi đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ).

(4) Tụng đình: Sân xử kiện, nơi xử kiện. Ở đây dùng với nghĩa chỉ việc kiện cáo.

(5) Han: Hỏi, di trú: Dời đi nơi khác.

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Câu 2. Văn bản là ngôn ngữ của ai?

Câu 3. Tóm tắt lại văn bản theo các sự kiện chính trong văn bản.

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”?

Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích:

        Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

       Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:  Giữa người với người       Cuộc tình của em mẻ một miếng sau bữa bồ khoe ca trực tối qua có thằng trộm trâu bị đánh suýt chết, ngay lúc cấp cứu bồ kịp lấy điện thoại chụp cái ảnh thằng nhò nằm rúm ró tải ngay lên mạng xã hội, thiên hạ ào vô thích quá trời. Nhỏ em nghĩ bồ quên vai trò mình là y sĩ còn thằng nhỏ là bệnh nhân,...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

Giữa người với người

      Cuộc tình của em mẻ một miếng sau bữa bồ khoe ca trực tối qua có thằng trộm trâu bị đánh suýt chết, ngay lúc cấp cứu bồ kịp lấy điện thoại chụp cái ảnh thằng nhò nằm rúm ró tải ngay lên mạng xã hội, thiên hạ ào vô thích quá trời. Nhỏ em nghĩ bồ quên vai trò mình là y sĩ còn thằng nhỏ là bệnh nhân, nhưng sao có thể quên kẻ đang chịu đau đớn kia là một con người?

      Chuyện đã cũ rồi, tình cũng thành tình cũ, nhưng em nói không bao giờ ghé lại ngôi nhà trên mạng của bồ, giờ cũng là một địa chỉ đông khách thăm. Em sợ lại gặp trên ấy gương mặt biến dạng của người phụ nữ bị chồng thiêu, bàn tay rụng đốt của một em bé bị bạo hành. Những con người buộc phải đến khoa cấp cứu trong tình trạng bên bờ sống chết, chỉ với điện thoại thông minh buộc vào mạng xã hội là thành một cần câu, anh y sĩ ung dung biến ca trực cùa mình thành buổi câu tín nóng hổi. "Và bằng mồi người", em nói, không cười.

      Hai chữ "mồi người" thịnh hành khá lâu, lúc những trang báo lá cải bắt đầu câu người đọc bằng những tình duyên, đường cong, rãnh sâu của diễn viên người mẫu. Lần hồi cũng lạt miệng, mồi câu không còn móc vào giới phù hoa. Đầu năm những người bán bắp luộc chết giấc với tin nồi nước luộc có pin đèn, cuối năm giới hủ tiếu gõ sập tiệm với tin nước dùng chuột cống. Mẹ em nấu chè dừa non bán, hổm rày lo rầu sợ mỏ báo thấy đăng tin chè bưởi có thuốc rầy, chẳng hạn. Tai bay vạ gió, biết đâu chỉ vì một người bán chè nào đó ở cổng trường thấy một cậu học trò chửi thề ghê quá, bảo ban nó mấy câu, ai ngờ nó để bụng về tung lên mạng cái câu ăn chè bưởi ngộ độc thuốc trừ sâu. Những trang báo đói ngấu chộp lấy, năm giây sau cả nước biết tin, tẩy chay món chè của bà già.

      Em hỏi chị bạ gì cũng đọc, có chuyện nào truyền thuyết nào về cái sự người không ngó thấy người, kiểu như truyền thuyết Babel giải thích rằng bởi vì chúa trời trừng phạt nên chúng ta không nghe và hiểu nhau. Đâu phải tự dưng mà lịch sử thế giới triền miên những cuộc chiến vì tôn giáo, sắc tộc, màu da, nhìn nhau chi để nhận diện giặc hay ta. Điện thoại thương hiệu Mỹ, Hàn, hoàn toàn không mắc mớ gì tới chén cơm của mình đâu mà vẫn tung tóe những lời nhiếc mắng trên diễn đàn công nghệ. Một vụ cướp tiền giữa ban ngày, người ta chỉ thấy giấy bạc bay mà không thấy nạn nhân. Hôi bia cũng vì chỉ thấy bia lăn lóc ra đường.

      “Tụi mình cứ như bị lời nguyền.”, em nói. Biết đâu những bộ tộc trong rừng rậm châu Phi, họ đang lưu truyền một vài lời nguyền rằng người ta luôn bị che mất tầm nhìn bởi những bức tường vô hình, chọn bầy đàn này, nghĩa là chống lại bầy đàn khác, chọn tôn giáo này buộc phải miệt khinh người của tôn giáo khác. Đến và đi cùng lúc, trong cái cách người ta gần lại có ẩn chứa sự xa nhau.

      Ngay cả mạng xã hội, thứ dùng để chia sẻ, cũng đi bên lằn ranh chia rẽ. Nó giúp em tìm lại rất nhiều bạn học cũ, tham gia những chuyến từ thiện, quen và yêu anh y sĩ đẹp trai. Nhưng mạng xã hội cũng góp tay cho đường ai nấy bước. Mẹ em tiếc thằng rể hụt, nói tao thấy nó hiền queo, có gì để chê đâu. Em cười cười. Thí dụ một người thấy cô gái trèo thành cầu để nhảy sông tự vẫn, anh ta đắn đo không biết nên giữ cô lại, hay cứ để cổ nhảy và ta chụp ảnh đem lên mạng hái hàng trăm cái tặc lưỡi xuýt xoa. Cái đắn đo ấy, dù là trong khoảnh khắc, cũng đáng sợ.

      Đến đồ chơi mà cũng điều chỉnh được hành vi con người, làm cho tình người xao lãng, động vật cấp cao coi vậy mà dễ tổn thương.

(Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Đề tài của văn bản này là gì?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau: 

     Đầu năm những người bán bắp luộc chết giấc với tin nồi nước luộc có pin đèn, cuối năm giới hủ tiếu gõ sập tiệm với tin nước dùng chuột cống. Mẹ em nấu chè dừa non bán, hổm rày lo rầu sợ mỏ báo thấy đăng tin chè bưởi có thuốc rầy, chẳng hạn. Tai bay vạ gió, biết đâu chỉ vì một người bán chè nào đó ở cổng trường thấy một cậu học trò chửi thề ghê quá, bảo ban nó mấy câu, ai ngờ nó để bụng về tung lên mạng cái câu ăn chè bưởi ngộ độc thuốc trừ sâu. Những trang báo đói ngấu chộp lấy, năm giây sau cả nước biết tin, tẩy chay món chè của bà già.

Câu 4. Hai câu văn: Một vụ cướp tiền giữa ban ngày, người ta chỉ thấy giấy bạc bay mà không thấy nạn nhân. Hôi bia cũng vì chỉ thấy bia lăn lóc ra đường. gợi cho em những suy nghĩ gì về thực trạng đạo đức con người Việt Nam hiện nay?

Câu 5. Qua văn bản, em rút ra được những bài học nào? 

0
(4 điểm) Đọc văn bản vả trả lời câu hỏi:           Những giọt lệ Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi? Bao giờ tôi hết được yêu vì(1), Bao giờ mặt nhựt tan thành máu, Và khối lòng tôi cứng tợ si?   Họ đã xa rồi khôn níu lại, Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa(2)… Người đi, một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.   Tôi vẫn còn đây hay ở đâu? Ai đem bỏ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản vả trả lời câu hỏi: 

         Những giọt lệ

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?

Bao giờ tôi hết được yêu vì(1),

Bao giờ mặt nhựt tan thành máu,

Và khối lòng tôi cứng tợ si?

 

Họ đã xa rồi khôn níu lại,

Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa(2)

Người đi, một nửa hồn tôi mất,

Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.

 

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?

Ai đem bỏ tôi dưới trời sâu?

Sao bông phượng nở trong màu huyết,

Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

                                         (Hàn Mặc Tử)

* Đôi nét về tác giả:

Nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê quán ở Quảng Bình. Cuộc đời chàng phải chịu nhiều đắng cay, đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần vì căn bệnh phong quái ác. Thơ chàng thể hiện một thế giới nội tâm phức tạp, với những xúc cảm vừa mãnh liệt, vừa đau đớn, tuyệt vọng, cô đơn về tình yêu và về cuộc sống.

* Chú thích:

– Yêu vì: (Từ cũ) yêu quý và vì nể.

– Chưa bưa: (Tiếng miền Trung) chưa chán.

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt trong bài thơ trên.

Câu 2. Đề tài trong bài thơ là gì? 

Câu 3. Chỉ ra và nêu cảm nhận của em về một hình ảnh thơ mang tính tượng trưng trong bài thơ.

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối.

Câu 5. Nhận xét về cấu tứ của bài thơ.

0