Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức Ngữ văn SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Nội dung và hình thức của văn bản văn học
– Nội dung và hình thức là hai yếu tố cấu thành không thể tách rời trong một tác phẩm văn học, đồng thời chúng có mối quan hệ biện chứng, tương tác lẫn nhau để tạo nên giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa toàn diện của văn bản.
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
(Hồ Xuân Hương)
Câu hỏi:
@205086106608@
Câu hỏi:
@205086107531@
Câu hỏi:
@205086108521@
– Các yếu tố trong nội dung và hình thức:
Câu hỏi:
@205086185498@
– Sự tương thích và thống nhất giữa hình thức và nội dung là yếu tố quyết định tính chỉnh thể của tác phẩm văn học, đảm bảo rằng mỗi phần trong tác phẩm đều có thể bổ sung, làm phong phú cho phần còn lại, từ đó hình thành nên một tổng thể hoàn chỉnh và có giá trị.
– Theo Belinsky: “Khi hình thức là sự biểu hiện của nội dung, nó gắn với nội dung ấy mật thiết đến nỗi tách khỏi nội dung nghĩa là thủ tiêu chính nội dung và ngược lại: tách khỏi hình thức nghĩa là thủ tiêu hình thức”. (Dẫn theo Từ điển Văn học (bộ mới), Lại Nguyên Ân, NXB Thế giới, 2004).
2. Vai trò của hình thức văn bản văn học
– Hình thức và nội dung trong văn bản văn học có một mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ. Mọi yếu tố nội dung của tác phẩm, bao gồm chủ đề, tư tưởng và thông điệp, đều cần được chuyển tải thông qua các yếu tố hình thức, chẳng hạn như cấu trúc, ngôn từ, thể loại và các biện pháp nghệ thuật. Đồng thời, mọi yếu tố hình thức phải được lựa chọn và tổ chức sao cho phù hợp, đảm bảo tính nhất quán và hỗ trợ tối đa cho việc biểu đạt nội dung của tác phẩm. Tính tương tác này giữa nội dung và hình thức là điều kiện cần thiết để một tác phẩm văn học đạt được hiệu quả thẩm mỹ và tư tưởng sâu sắc.
Câu hỏi:
@205086192361@
– Ví dụ:
+ Tính cách của nhân vật Rô-mê-ô (yếu tố nội dung) trong vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia) được thể hiện qua hành động quyết liệt, lời nói đầy cảm xúc, cử chỉ, và những hành động liều lĩnh mà anh thực hiện vì tình yêu, cùng với những sự kiện, đối thoại và mâu thuẫn mà anh trải qua trong tác phẩm (các yếu tố hình thức).
+ Cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu quê hương trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) được thể hiện qua việc sử dụng nhịp thơ nhẹ nhàng, hình ảnh giàu tính gợi cảm (“hương ổi”, “sương chùng chình”, “sông được lúc dềnh dàng”,...), cùng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây